Tìm hiểu về ngành Thiết Kế Đồ Hoạ

Tìm hiểu về ngành Thiết Kế Đồ Hoạ
Ngành “Thiết kế Đồ hoạ” đang rất thịnh hành ở Việt Nam, nhưng do ảnh hưởng quá nhanh từ các trào lưu mà hiện nay có nhiều khái niệm lẫn lộn nhau, thậm chí gây hiểu lầm cho chính người làm nghề cũng như nhà tuyển dụng. Với những công ty Đa quốc gia, việc phân định này đã rõ. Nhưng với những nhân sự và doanh nghiệp xuất thân từ trong nước vẫn chưa rõ những khái niệm xung quanh nó. Hiểu được điều này giúp người làm nghề định hướng rõ hơn về tương lai và các doanh nghiệp có thể sắp xếp các nhân sự đúng vị trí, giúp nhân sự ổn định và phát huy.

Lịch sử ngành “Thiết kế đồ hoạ”

Bắt đầu từ thập niên 60 với những bìa đĩa, poster cho các nhóm nhạc Rock, tiêu biểu là nhóm nhạc The Byrds. Đến khi xuất hiện hệ máy tính để bàn Apple Macintoch G3 cùng các phần mềm đồ hoạ tiên tiến như QuarkXPress, InDesign,.., ngành này mới thực sự bùng nổ kèm theo thuật ngữ “Graphic Design” (Thiết kế đồ hoạ).

Poster của nhóm nhạc The Byrds trong những năm 1960 và dòng máy tính Macintosh G3 đã đặt nền móng cho ngành "Thiết kế đồ hoạ" ngày nay

Liệt kê các phòng ban và cấp bậc:

Nhiều tên, chức danh dưới đây là nghĩa gốc tiếng Anh, đôi khi dịch ra nghĩa tiếng Việt chưa được chính xác.

Phân chia phòng ban:

Nhân sự thiết kế đồ hoạ rất đa dạng, chuyên biệt tuỳ theo mô hình hoạt động kinh doanh. Dưới đây là những bộ phận thường có trong một công ty:
  • Art Department (Phòng Mỹ thuật)
  • Art and Design Department (Phòng Mỹ thuật và Thiết kế)
  • Art Services Department (Phòng Dịch vụ Mỹ thuật)
  • Design Department (Phòng Thiết Kế)
  • Design Services Department (Phòng Dịch vụ Thiết kế)
  • Creative Services Department (Phòng Dịch vụ Sáng tạo)
  • Creative Group (Nhóm Sáng Tạo)
  • Graphic Group (Nhóm Đồ Hoạ)
Art Department (Phòng Mỹ thuật)
Design Department (Phòng Thiết Kế)

Không hẳn một công ty phải có hết các phòng ban này, nhất là những doanh nghiệp nhỏ thường gộp chung, kiêm nhiệm các bộ phận và những doanh nghiệp lớn sẽ có nhiều phòng ban hơn. Số lượng, quy mô các bộ phận thường thấy ở 3 mô hình hoạt động như: Design firms, Studios, Office Design. Hoặc những mô hình tự phát như: Multimedia design department sẽ tách ra bộ phận Print design department s. Hoặc Editorial departments tách ra Promotion department.

Các chức danh:

Các chức danh thể hiện chuyên môn sâu và môi trường làm việc của mỗi nhân sự. Dưới đây sẽ sắp xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp để thể hiện cấp bậc của chức danh trong một công ty. Đối với những mô hình kinh doanh nhỏ, đôi khi một chức danh kiêm luôn là nhà sáng lập công ty.
Ở các nước tiên tiến, có những thang điểm và kết quả thu nhập từ các chức danh này. 3 điểm quan trọng để thể hiện đó là: Chuyên môn hoá, tuổi nghề (bằng cấp) và thu nhập. Ví dụ khoảng cách thu nhập giữa Junior Design và một Art Director cách nhau khoảng 4 lần,…

1. Cấp quản lý:

Người đứng đầu trong các phòng ban hay nhóm làm việc. Kinh nghiệm nghề nghiệp thường trên 10 – 12 năm và uy tín cao hơn nếu đã đạt được các giải thưởng thiết kế, sáng tạo thường niên.
  • Creative Director (Giám đốc sáng tạo)
  • Design Director (Giám đốc Thiết kế)
  • Corporate Art Director (Giám đốc Mỹ thuật Doanh nghiệp)
  • Creative Services Director (Giám đốc Dịch vụ Sáng tạo)
  • Design Director (Giám đốc Thiết kế)
Design Director CHANER - Karl Lagerfeld


2. Cấp thiết kế, sáng tạo:

Để đạt được chức danh này, người làm việc có từ 6 – 8 năm kinh nghiệm và bằng cấp từ cử nhân (đại học) trở lên hoặc tốt nghiệp tại các môi trường đạo tạo chất lượng tương đương.
  • Senior Designer (Nhà Thiết kế cao cấp hay Trưởng phòng)
  • Designer (Nhà Thiết kế)
  • Senior Art Designer (Trưởng phòng mỹ thuật hay Hoạ sĩ cao cấp)
  • Art Director
  • Graphics Editor

3. Cấp hỗ trợ:

Là nguồn nhân lực có kinh nghiệm từ 3 – 5 năm. Trình độ từ các trường Cao đẳng, hoặc từ các Trung tâm Đào tạo chuyên môn.
  • Junior Designer (Nhà Thiết kế trẻ hay Nhân sự tầm trung)
  • Assistant Designer (Trợ lý thiết kế)
  • Deputy Art Director (Phó giám đốc Mỹ thuật)
  • Associate Art Director (Phụ tá (phó) Giám đốc Mỹ thuật)
  • Assistant Art Director (Trợ lý Giám đốc Mỹ thuật)
  • Production Artist (Hoạ sĩ thiết kế)
  • Art Associate (Phụ tá Mỹ thuật)

4. Cấp thấp nhất (nhân sự thử việc):

Đây là nguồn nhân lực thường không ổn định, đa số là thử việc hoặc sinh viên làm thêm.
  • Assistant Designer (Phụ tá Thiết kế)
  • Junior Designer (Thiết kế cấp thấp)
  • Intern (Thực tập viên)


5. Freelance – làm việc tự do:

Freelance là nhân sự không phụ thuộc bất kỳ sự quản lý nào của hệ thống nhân sự và cũng có thể nhận việc ở bất kỳ bộ phận nào. Công việc hình thành thường thông qua một sự thương lương tuỳ theo cấp độ công việc.

Phân loại chuyên môn:

Bản thân từ “Thiết kế đồ hoạ” bao gồm rất nhiều nghĩa, nhiều mảng. Mỗi mảng đều cần một sự nghiên cứu chuyên sâu nhất định cũng như quá trình học tập, thực hành trong một thời gian dài. Nếu ai đó giới thiệu là một “Graphic Designer” bạn nên hỏi thêm chuyên môn là gì để xác định chính xác hơn nghề nghiệp mà người đó đang làm. Trong ngành “Thiết kế đồ hoạ” có những mảng chuyên môn sau:

1. Magazine Design – Thiết kế Báo, Tạp chí

Thiết kế dàn trang các tạp chí, báo giấy. Người làm nghề này cần thông tạo kiến thức về thuật ngữ báo chí, dàn trang chữ, tiêu đề, hệ lưới, bố cục và xử lý ảnh. Chủ yếu xài các phầm mềm như QuarkXPress, InDesign.
                 

2. Advertising  - Thiết kế Quảng cáo

Tạo ra những mẫu thiết kế mang thông điệp truyền thông, quảng bá. Những sản phẩm thường thấy như tời rơi, poster, trang quảng cáo báo (Print Ad), bảng quảng cáo,… Phần mềm chuyên dụng nhất là Adobe Illustrator và lấy hình ảnh được xử lý từ Photoshop. *Link kết quả tìm hình ảnh trên Google

3. Book Design – Thiết kế Sách

Thiết kế sách ở đây không chỉ là bìa sách mà bao gồm các loại sách tham khảo chuyên môn. Những loại sách tham khảo chuyên môn luôn có những sáng tạo rất khác biệt, bắt mắt cho người xem. Đặc biệt là những loại sách liên quan đến ngành thiết kế. Người làm ngành này có kiến thức về vật liệu giấy và kỹ thuật in ấn mỹ thuật. 


4. Corporate Identity – Nhận diện Thương hiệu

Hệ thống nhận diện rất quan trọng trong mỗi doanh nghiệp. Nó giúp thống nhất hình ảnh đồ hoạ đến khách hàng, tạo sức mạnh về hình ảnh doanh nghiệp. Nhất là việc tránh những nhầm lẫn về màu sắc, tỉ lệ của thương hiệu (Logo) trên các phương tiện truyền thông. 


5. Film Titles – Tiêu đề Phim

Một tiêu đề Phim tốt và đúng chủ đề giúp nâng giá trị bộ phim lên rất nhiều lần. Những thiết kế này sẽ được sử dụng lẫn trong phim đến ngoài phim như poster giới thiệu. Người làm nghề này cần 3 yếu tố chính là hiểu về chủ đề tư tưởng của bộ phim, kỹ thuật tạo hình kỹ xảo và hiệu ứng chuyển động. Phần mềm đồ hoạ thường dùng là: Adobe Photoshop, After Effect và một số phần mềm tạo hình 3D.


6.  TV Graphic – Đồ hoạ Truyền hình

Mỗi chương trình, mỗi đài phát sóng đều có những đoạn giới thiệu chương trình riêng, được đầu tư rất công phu và mang đặc trưng riêng. Cái khó nhất của mảng này là tạo những hình ảnh động mang tính biểu tượng cao. Kỹ năng ước lệ và trí tưởng tượng bay bổng là thế mạnh trong mảng này. Phần mềm đồ hoạ thường dùng ngoài những thông dụng Adobe Photoshop, After Effect cần biết xử dụng các phần mềm cấp cao của hãng Autodesk như Maya, Motion Builder, …

7. Interactive Design – Thiết kế Tương tác

Liên quan nhiều đến lĩnh vực công nghệ thông tin, nhất là phần mềm cho người dùng cuối. Với trào lưu điện thoại thông minh, máy tính bảng đang phát triển. Ngành thiết kế này rất hứa hẹn cho các nhà thiết kế. Để tạo ra những sản phẩm tốt, người thiết kế cần nắm rõ về hành vi sử dụng, phương phát tương tác với giao diện để đem lại hiệu quả tốt nhất cho ứng dung.

8. Branding – Phát triển Thương hiệu

Về nghĩa hẹp và mảng chuyên về thiết kế Logo, biểu tượng. Về nghĩa rộng, mảng này liên quan đến nhiều mảng khác như nhận diện thương hiệu, bao bì,… Kiến thức thiên về phát triển thương hiệu và sản phẩm.

9. Record Design – Thiết kế Ngành thu âm

Mỗi Album ca nhạc khi phát hành, mẫu mã thiết kế bìa, hộp bên ngoài có ảnh hưởng mạnh đến quyết định lựa chọn của khách hàng. Do đó việc đầu tư nghiêm túc cho sản phẩm này là yếu tố quan trong đối với ca sĩ và nhà phát hành.


10. Environmental Design – Thiết kế Môi trường

Thiết kế Môi trường thuộc về ngành Kiến trúc, Cảnh quan. Ngành thiết kế đồ hoạ có nhiệm vụ tô điểm cho môi trường này. Đặc biệt là hệ thống bảng hiệu, bảng chỉ dẫn đường đi. Tại các nước tiên tiến, mỗi toà nhà đều có một thiết kế đồ hoạ môi trường đặc trưng riêng rất đẹp.

11. Web Design – Thiết kế Web

Giao diện trang web như một “mặt tiền” của doanh nghiệp. Một giao diện web có thiết kế đẹp, chuyên nghiệp sẽ tạo lòng tin mạnh mẽ hơn đối với khách hàng, người xem. Nếu người thiết kế có một ít kiến thức về mảng thiết kế tương tác sẽ phát triển hơn.

12. Design Education – Thiết kế cho Giáo dục

Trong ngành Giáo dục, Đào tạo. Nếu chỉ truyền đạt kiến thức bằng ngôn từ, chữ viết chi chít sẽ gây nhàm chán cho người tiếp thu. Do đó những nội dung cần được đồ hoạ hoá để truyền tải thông điệp một cách xúc tích và nhớ lâu hơn.

13. Type Design – Thiết kế Chữ viết

Ngành thiết kế cho con chữ phát triển trước khi ngành Thiết kế đồ hoạ ra đời (typography). Nhưng nhờ máy tính và in ấn mà mảng này đạt đến kỹ thuật thể hiện mang cảm xúc đa dạng hơn. Người giỏi mảng này sẽ có năng lực thể hiện mỹ thuật tốt hơn hẳn các đồng nghiệp khác nhờ tính tĩ mĩ và sự nhất quán. Steve Jobs, nhà sáng lập, CEO lừng danh của Apple, nhờ học qua lớp học này mà “giác ngộ” được cách thể hiện thiết kế vượt bậc trong các sản phẩm của hãng.

14. Motion Graphics – Đồ hoạ Hình động

Một lĩnh vực rất dễ khiến các nhà thiết kế chìm đắm trong nó. Kết quả thị giác của thiết kế có ma thuật khiến ai tạo ra nó cũng tự hào về sản phẩm của mình. Kiến thức về mảng này rộng hơn cả “Thiết kế tiêu đề phim” và “Đồ hoạ Truyền hình”. Nền tảng chính để thành công là kiến thức sử dụng, kết hợp nhiều phần mềm đồ hoạ cao cấp và các bộ lọc hãng thứ 3.

16. Information Graphic – Đồ hoạ Thông tin

Mảng này tương đối khác xa lạ với các nhà thiết kế tại Việt Nam. Nhưng ở các nước phát triển, đó là một ngành đòi hỏi lượng chất xám cao. Nhiệm vụ chính là biến những con số thống kê khô khan trở thành những tác phẩm mỹ thuật xúc tích. Mảng này mang một phần kiến thức của mảng “Thiết kế cho Giáo dục” và “Đồ hoạ Hình động” cùng kinh nghiệm chuyên sâu về sự ước lệ thông tin.

17. Package Design – Thiết kế Bao bì

Mảng thiết kế này không xa lạ với bất kỳ ai quan tâm đến các sản phẩm của ngành “Thiết kế đồ hoạ”. Từ “Thiết kế Bao bì” ở đây chỉ dừng lại ở hình ảnh đồ hoạ, không liên quan đến ngành thiết kế tạo dáng sản phẩm. Tác phẩm cuối cùng là sự kết hợp giữa kiến thức thị giác và hình ảnh thương hiệu. Phần mềm chủ yếu là Adobe 

(Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo)

CÔNG TY TNHH BAO BÌ HẠNH PHÚC

Tel :  0988.955.988  (anh Phúc) 
Đường số 10,KCN Sóng Thần 1,Dĩ An,Bình Dương

              http://daydaipp.com/
              xuanphuc68@yahoo.com






Hãy like Facebook của Bao Bì Hạnh Phúc để được cập nhật những bài viết mới nhất và cảm hứng thiết kế mỗi ngày.